Tìm hiểu nguồn lực chăm sóc sức khoẻ của các nước phát triển

Có đủ nguồn lực chăm sóc sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ một hệ thống y tế của một quốc gia nào. Tuy nhiên, nguồn lực càng cao không có nghĩa là kết quả sức khỏe sẽ tốt hơn, trong đó vấn đề hiệu quả chi tiêu đóng vai trò rất quan trọng.

Chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người là chỉ số dễ thấy nhất về nguồn lực chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Các chỉ số về số lượng nhân viên y tế (bác sĩ và điều dưỡng) và số giường bệnh cũng được nhắc đến, vì chính những chỉ số này thường phải tiêu tốn chi phí.

Biểu đồ dưới đây cung cấp bức tranh về các nguồn lực chăm sóc sức khỏe của các nước thuộc tổ chức OECD (2017):

Nhìn chung, các nước đều có chi tiêu cho y tế cao hơn và số lượng nhân viên y tế cao hơn nhưng số giường lại có xu hướng giảm sau 10 năm. Nếu như năm 2005, số giường trung bình là 53/10.000 dân thì sau 10 năm đã giảm xuống 47/10.000 dân. Giảm số lượng giường ở nhiều nước OECD trong những năm qua là một nỗ lực để khuyến khích hoạt động khám chữa bệnh ban đầu và phẫu thuật trong ngày. Tuy nhiên, số lượng giường bình quân đầu người vẫn cao đặc biệt ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Số lượng tài nguyên tuyệt đối được đầu tư cho y tế không phải là một yếu tố tiên đoán sẽ cho ra kết quả tốt hơn, mà vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực mới đóng vai trò quan trọng. Về chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, Mỹ luôn cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia nào khác, kế đến là Thụy Sĩ, Luxembourg và Na Uy. Có 9 quốc gia chi tiêu ít hơn mức trung bình của các nước OECD, thấp nhất là Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Latvia. Chi tiêu cho y tế đã liên tục tăng ở tất cả các nước trong những thập kỷ qua, ngoài mức chi tiêu tuyệt đối, có thể đưa ra viễn cảnh tốt hơn về số lượng quốc gia chi tiêu tương đối so với nền kinh tế chung.

Phần lớn chi tiêu cho y tế được dùng để chi trả tiền lương cho lực lượng lao động. Do đó, số lượng bác sĩ và điều dưỡng trong hệ thống y tế là biểu hiện quan trọng để theo dõi cách thức sử dụng tài nguyên:

– Số lượng bác sĩ bình quân đầu người tương đối cao ở Hy Lạp, Áo, Bồ Đào Nha và Na Uy. Trong số các quốc gia này, Hy Lạp là nước có số lượng điều dưỡng bình quân đầu người thấp nhất, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ bác sĩ trên điều dưỡng. Ngược lại, Na Uy là một trong số các nước có số điều dưỡng bình quân trên đầu người cao nhất, còn Áo và Bồ Đào Nha gần mức trung bình của OECD.

– Số điều dưỡng bình quân đầu người đặc biệt cao ở các nước Thụy Sĩ, Đức và Bắc Âu. Cả số bác sĩ và điều dưỡng đã tăng trưởng ở mức tương tự trong những năm gần đây, vào khoảng 13%.

Bảng dưới đây là chi tiết về nguồn lực cho hoạt động khám, chữa bệnh của 35 nước phát triển thuộc Tổ chức OECD (năm 2017):

SỞ Y TẾ TP.HCM