Chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực?
Chào bác sĩ!
Em là Khánh Linh, năm nay 24 tuổi, chưa lập gia đình. Tuy có vòng 3 đầy đặn nhưng số đo vòng 1 lại khá khiêm tốn, nhìn vào sẽ thấy ngay sự mất cân đối của cơ thể. Hiện tại em muốn phẫu thuật nâng ngực để có thể tự tin hơn, nhưng em chưa hiểu rõ rằng liệu chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực hay không? Có ảnh hưởng đến khả năng cho con bú sau này hay không, mong bác sĩ giải đáp.
(Khánh Linh, 24 tuổi, Lâm Đồng)
Xin chào Khánh Linh!
Chúng tôi rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi Chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực? đến bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn ngay sau đây.
Để cải thiện vòng 1, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Massage ngực kết hợp chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lí là một phương pháp cải thiện kích cỡ ngực an toàn nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên trì, trong khi đó phẫu thuật nâng ngực đem lại hiệu quả rõ rệt và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc phẫu thuật nâng ngực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng cho con bú trong tương lai và chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực hay không tùy thuộc vào phương thức phẫu thuật mà bạn chọn để nâng ngực.
Các phương pháp phẫu thuật nâng ngực
Với sự tiến bộ của y học, có 2 phương pháp nâng ngực phổ biến nhất được ưa chuộng hiện nay: nâng ngực không phẫu thuật và phẫu thuật nâng ngực.
- Phương pháp nâng ngực không phẫu thuật (nâng ngực bằng mỡ tự thân):
Đây là phương pháp cải thiện kích thước vòng 1 bằng cách tiêm mỡ tự thân, không đụng chạm đến dao kéo. Ở phương pháp này, mỡ tự thân được chiết tách từ chính cơ thể bạn qua một đường rạch nhỏ trên da rồi được bơm trực tiếp vào khoang ngực để tạo một bầu ngực đẹp tự nhiên. Việc nâng ngực bằng mỡ tự thân phụ thuộc vào lượng mỡ dư thừa ở các bộ phận khác trên cơ thể. Phương pháp này được chỉ định cho khách hàng có thể tích ngực không quá nhỏ, tổ chức dưới da tuyến vú săn chắc để tránh tình trạng chảy xệ ngực sau phẫu thuật.
Ưu điểm : của nâng ngực không phẫu thuật là ngực mềm mại tự nhiên, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến cảm giác đầu ngực, tuyến sữa và khả năng cho con bú, mang tính thẩm mỹ do giảm mỡ các vùng có nhiều mỡ thừa.
Nhược điểm: của phương pháp này là người thực hiện có kích thước ngực không quá nhỏ, phải có lượng mỡ dư thừa gấp đôi lượng mỡ cần chiết tách, vì vậy không phù hợp cho người sở hữu vóc dáng thanh mảnh. Hơn nữa, bộ ngực mới không tồn tại được lâu dài (trong vòng 3-5 năm) vì lượng mỡ bơm vào sẽ bị tiêu hủy ít nhất 40% qua thời gian. Lượng mỡ thừa bị tiêu hủy bởi bạch cầu tạo thành các khối canxi hóa sẽ làm tăng cao nguy cơ ung thư vú.
Phương pháp này làm tăng kích thước ngực bằng cách đặt túi độn vào ngực nhờ sự hỗ trợ của thiết bị nội soi. Nhờ camera gắn ở đầu thiết bị nội soi nên bác sĩ tiến hành việc định hình túi ngực và đưa túi ngực vào một cách chính xác.
- Phương pháp nâng ngực nội soi (phẫu thuật đặt túi ngực):
Phương pháp này làm tăng kích thước ngực bằng cách đặt túi độn vào ngực nhờ sự hỗ trợ của thiết bị nội soi. Nhờ camera gắn ở đầu thiết bị nội soi nên bác sĩ tiến hành việc định hình túi ngực và đưa túi ngực vào một cách chính xác.
Ưu điểm : của nâng ngực nội soi là đem lại kết quả nâng ngực cân đối, tự nhiên, đạt tính thẩm mỹ cao và duy trì kết quả lâu dài so với phương pháp tiêm mỡ tự thân.
Nhược điểm : của phương pháp đặt túi ngực là dễ gặp biến chứng vì túi ngực là vật lạ đối với cơ thể, tuyến vú dễ bị tổn thương, hai bên ngực cần cân đối và yêu cầu thẩm mỹ cao.
Đối tượng phù hợp với phương pháp nâng ngực nội soi là các khách hàng trên 18 tuổi và có sức khỏe tốt, có hiệu quả tối ưu nhất với đối tượng trong độ tuổi 25-40. Nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây thì không nên thực hiện nâng ngực nội soi:
- Khách hàng dưới 18 tuổi;
- Khách hàng đang mang thai, trong thời gian cho con bú hoặc trong kỳ kinh nguyệt;
- Khách hàng mắc các bệnh mãn tính như lao phổi, tim mạch, tiểu đường, tâm lí bất thường,..
Hiện nay các loại túi ngực trên thị trường rất đa dạng từ kích cỡ, hình dạng, độ nhô, chất liệu bên trong và bề mặt túi. Ở các cơ sở thẩm mỹ, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn để có lựa chọn phù hợp nhất. Đường mổ để đặt túi ngực và vị trí đặt túi ngực cũng có nhiều cách, tùy theo đặc tính giải phẫu vùng ngực và ý thích của khách hàng. Mỗi đường mổ và vị trí đặt túi ngực cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Có 2 vị trí để đặt túi ngực: đặt túi ngực ở trên các cơ và đặt túi ngực ở dưới các cơ.
Đặt túi ngực trên cơ: bác sĩ dùng kỹ thuật bóc tách tạo ra một khoang rỗng rồi đưa túi độn ngực vào phần trên cơ ngực.
- Ưu điểm: ít đau, thời gian hồi phục nhanh và túi độn không bị dịch chuyển, phù hợp nếu bạn đã có sẵn mô tuyến vú, da và mô tương đối dày, đủ để che được túi ngực không bị lộ.
- Nhược điểm: tỷ lệ co thắt bao xơ cao hơn 5 – 8%, dễ bị lộ túi về sau và ảnh hưởng tới việc cho con bú sau này vì túi ngực tiếp xúc trực tiếp với các mô tuyến vú tạo sữa. Vì nhược điểm trên nên nâng ngực trên cơ thường được chỉ định với chị em có mô tuyến vú dày trên 3cm và không có ý định sinh con.
Đặt túi ngực dưới cơ: bác sĩ thực hiện bóc tạc tạo khoang rỗng dưới các cơ, thường nằm giữa cơ ngực lớn và nhỏ rồi đưa túi ngực vào.
- Ưu điểm: túi ngực không bị lộ, đem lại cảm giác tự nhiên hơn, phù hợp với khách hàng có vóc dáng thanh mảnh, không ảnh hưởng đến mô và các dây thần kinh bên trong, không tác động đến tuyến sữa.
- Nhược điểm: kỹ thuật phức tạp yêu cầu bác sĩ giàu kinh nghiệm, vì giải phẫu bên trong các mô nên gây đau đớn hơn, cần nhiều thời gian hồi phục hơn (từ 4-6 tuần).
Có 4 kiểu đường mổ để đặt túi ngực vào trong: đường vùng quầng vú, đường nếp dưới vú, đường nách và đường quanh rốn. 4 kiểu đường này được đánh giá trên các tiêu chí:
- Vị trí sẹo, các kiểu rạch da đều nhằm để dấu bớt sẹo mổ.
- Cho đường vào khoang đặt túi trực tiếp hay không.
- Mức độ gây tổn thương cho mô tuyến, các dây thần kinh, cảm giác quầng vú.
- Khả năng gặp biến chứng: bao xơ co thắt, di lệch túi.
Chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực?
Bạn Khánh Linh có thể yên tâm thực hiện phẫu thuật nâng ngực để có được vóc dáng hoàn hảo. Để việc nâng ngực không ảnh hưởng đến cảm giác và khả năng cho con bú, bạn nên chọn những phương pháp an toàn, không gây tổn đến các mô ngực, dây thần kinh và các tuyến sữa bên trong. Các phương pháp được bác sĩ đánh giá là an toàn và không gây tổn thương cho chức năng của ngực bao gồm: massage kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện, phương pháp nâng ngực không phẫu thuật (nâng ngực bằng mỡ tự thân), phẫu thuật đặt túi ngực dưới cơ.
Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước, hình dạng và cấu tạo ngực ban đầu, vóc dáng cơ thể, mức độ cần cải thiện, cơ địa, điều kiện kinh tế,… của bạn. Bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách kỹ lưỡng nhất. Ngoài ra, kết quả cuộc phẫu thuật còn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ và sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, mọi nguy cơ xảy ra biến chứng và nhiễm trùng đều được giảm thiểu triệt để nhất. Bạn nên đến các cơ sở, bệnh viện thẩm mỹ có uy tín và chất lượng để có một bộ ngực đẹp tự nhiên, an toàn và không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình về sau.
*Bài viết Chưa lập gia đình có nên phẫu thuật nâng ngực? có tham khảo thông tin từ nguồn uy tín.